Túi nha chu là gì?
Túi nha chu là khoảng trống hoặc khe hở bất thường giữa răng và nướu. Túi nha chu hình thành khi vi khuẩn tích tụ dưới chân răng, gây viêm và làm nướu tách khỏi răng. Điều này tạo ra một “túi” nhỏ nơi vi khuẩn có thể phát triển và gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn cho sức khỏe răng miệng.
Cụ thể hơn, răng được hình thành, được giữ chặt trong ổ răng bằng mô nướu, dây chằng nha chu và xương ổ răng giúp cho các răng có chỗ bám vững chắc trong cung hàm. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này có thể do thức ăn thừa không được loại bỏ sạch sẽ, thường xuyên khiến vi khuẩn tạo thành mảng bám trên răng, đặc biệt khi chúng tập trung xung quanh viền nướu. Thời gian dài trôi qua, mảng bám không được loại bỏ, bắt đầu cứng lại và hình thành cao răng.
Cao răng hình thành tạo nên những yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn bám vào răng, gây viêm nướu. Khi bị viêm, nướu bắt đầu sưng, mô nướu và xương nâng đỡ quanh răng bị bào mòn, tạo nên các khe hở được gọi là túi nha chu.
Nếu không được điều trị kịp thời, các túi nha chu trở nên rộng và sâu hơn, tạo thành khoảng trống lớn. Chính điều này làm vi khuẩn bám sâu, tích tụ và tiến xuống dưới mô nướu. Túi nha chu lâu dài gây mất xương, mô nướu và dẫn đến phải nhổ bỏ cả răng.
Triệu chứng của túi nha chu
Khi hình thành túi nha chu, có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Hơi thở có mùi hôi.
- Nướu đỏ và sưng tấy gây đau đớn.
- Nướu mềm, có dấu hiệu chảy máu.
- Răng lung lay, trở nên nhạy cảm.
- Đau khi nhai, nhất là những thức ăn cứng, giòn.
Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân hình thành túi nha chu
Nguyên nhân túi nha chu hình thành do tích tụ mảng bám và nhiễm trùng do vi khuẩn. Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng làm tăng nguy cơ hình thành túi nha chu khiến chúng phát triển thành bệnh nha chu. Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ hình thành túi nha chu, bao gồm:
- Hút thuốc lá thường xuyên.
- Thay đổi nội tiết tố khi mang thai và trong giai đoạn mãn kinh.
- Kháng insulin liên quan đến tình trạng béo phì và thừa cân.
- Điều trị ung thư làm suy giảm hệ miễn dịch.
- Mắc một số bệnh lý như: tim mạch, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, nhiễm HIV và AIDS, thiếu vitamin C, bệnh bạch cầu, bệnh Crohn,…
Kích thước và mức độ nghiêm trọng của túi nha chu
Túi nha chu hình thành được xem là dấu hiệu của bệnh viêm nha chu khi để lâu dài. Không phải tất cả túi nha chu đều gây nguy hiểm sau khi hình thành. Túi nha chu có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào kích thước và mức độ nghiêm trọng của túi nha chu.
Có thể phân loại túi nha chu dựa theo kích thước như sau:
1. Khe nướu bình thường
Kích thước túi nha chu từ 1-2mm, túi nha chu bình thường, không có bệnh nha chu cũng như viêm nướu.
2. Viêm nha chu mức độ vừa
Độ sâu túi vừa phải có kích thước từ 3-4mm. Tình trạng tiêu xương bắt đầu tăng lên, bệnh nướu răng bắt đầu xuất hiện, có dấu hiệu viêm nha chu nhẹ.
3. Viêm nha chu nặng
Túi sâu có kích thước 5-7mm gây tiêu xương đáng kể. Mức độ khá nghiêm trọng, có nguy cơ mất răng nếu không được điều trị kịp thời.
4. Viêm nha chu tiến triển
Viêm nha chu tiến triển với kích thước túi nha chu hơn 5-7mm, mức độ có thể nghiêm trọng, gây nguy hiểm, cần phải điều trị phức tạp.
Chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của túi nha chu
Nếu gặp phải các dấu hiệu như viêm nướu, chảy máu chân răng, hơi thở có mùi, nướu sưng tấy, tụt lợi,… bạn cần đến Nha Khoa Bảo Nha để được kiểm tra răng miệng, điều trị kịp thời.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách đo, kiểm tra kích thước khoảng trống giữa nướu và răng bằng đầu dò nha chu. Đầu dò đo túi nha chu tính bằng milimet (mm). Mục đích của việc dò độ sâu và kích thước túi giúp xác định phương pháp điều trị nào phù hợp.
Độ sâu túi từ 4mm có thể bắt đầu gây lo ngại. Trong trường hợp này, bác sĩ đánh giá tình trạng nướu của bạn. Nếu chúng có dấu hiệu chảy máu hoặc viêm, sưng húp thì đã hình thành túi nha chu, bác sĩ sẽ làm sạch túi hoặc áp dụng các phương pháp điều trị khác.
Thông thường, túi nha chu cần phải điều trị có kích thước 5-12mm bằng các phương pháp tối ưu hơn là việc chỉ làm sạch túi. Nếu túi nha chu quá sâu, có thể xảy ra tình trạng tiêu xương, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang để đánh giá tổn thương đối với cấu trúc của răng.
Túi nha chu có nguy hiểm không?
Túi nha chu nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Viêm nha chu tiến triển, không được xử lý gây mất răng và các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim, nhiễm trùng đường hô hấp, kiểm soát tiểu đường,…
Hình thành túi nha chu là dấu hiệu của bệnh viêm nha chu. Để không nguy hiểm, túi nha cần được khám và xử lý kịp thời.
Cách điều trị túi nha chu như thế nào?
Phương pháp điều trị túi nha chu sẽ phụ thuộc bởi độ sâu và kích thước của túi nha chu cũng như tình trạng nướu và xương của người bệnh.
1. Phương pháp điều trị không phẫu thuật
Khi nướu răng không quá sưng, viêm hay chảy máu và có kích thước túi nha chu từ 4-5mm, người bệnh được bác sĩ chỉ định điều trị túi nha chu thông qua các cách: cạo vôi răng, bào láng gốc răng nhằm loại bỏ mảng bám.
- Cạo vôi răng: Đây là phương pháp làm sạch sâu nhằm loại bỏ cao răng, vi khuẩn, mảng bám khỏi bề mặt và bên dưới nướu răng. Quy trình cạo vôi răng có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp và dụng cụ, tùy vào cơ sở mà bạn lựa chọn thực hiện: tia laser, thiết bị siêu âm hoặc các dụng cụ nha khoa chuyên dụng khác.
- Làm sạch gốc răng: Sau khi tiến hành cạo vôi răng, bác sĩ răng hàm mặt tiến hành làm sạch gốc răng để làm mịn bề mặt chân răng, ngăn ngừa sự tích tụ vôi răng và vi khuẩn. Qua đó, mô nướu sẽ “gắn kết” lại với bề mặt răng nhằm giảm kích thước túi nha chu.
- Ngoài cạo vôi răng, làm sạch gốc răng hay nạo túi nha chu thì việc uống thuốc kháng sinh là điều cần thiết để điều trị túi nha chu không cần phẫu thuật. Thuốc kháng sinh thông thường có thể uống hoặc bôi nhằm kiểm soát sự lây nhiễm của vi khuẩn, từ đó làm giảm khả năng hình thành và phát triển túi nha chu. Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt có thể khuyến khích người bệnh sử dụng nước súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm.
2. Điều trị bằng phẫu thuật (Đối với các trường hợp nặng)
- Phẫu thuật vạt: Trong những trường hợp nặng khi túi nha chu nằm sâu trong nướu kèm theo tiêu xương răng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật túi nha chu (phẫu thuật vạt) để thực hiện các biện pháp cạo vôi răng và làm sạch chân răng. Với phẫu thuật này, bác sĩ sẽ rạch một đường viền nướu, nhấc mô nướu nhằm tiếp cận, làm sạch chân răng. Trường hợp tiêu xương, bác sĩ sẽ chỉnh lại trước khi khâu lại mô nướu. Tuy nhiên, đây chỉ là thủ thuật nhỏ nên người bệnh có thể yên tâm khi thực hiện.
- Ghép xương: Trường hợp người bệnh tiêu xương hoặc mất xương nhiều, bác sĩ có thể chỉ định ghép xương bằng cách đặt vật liệu ghép xương vào vùng thiếu mô xương. Mục đích của phương pháp này giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, bảo toàn và không để mất răng trong tương lai.
Các biện pháp phòng ngừa túi nha chu
Túi nha chu không phải là bệnh nguy hiểm, có thể được phòng ngừa qua việc áp dụng một số biện pháp sau:
1. Duy trì vệ sinh răng miệng thật tốt
- Duy trì thói quen vệ sinh, chăm sóc sức khỏe răng miệng qua việc đánh răng 2 lần/ngày, kết hợp dùng thêm tăm nước, chỉ nha khoa và nước súc miệng.
- Khuyến khích sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng dọc theo đường nướu để làm sạch vi khuẩn gây bệnh mà lại không kích ứng các mô nướu.
- Khuyến khích sử dụng bàn chải điện để làm sạch sâu hơn, thay cho bàn chải thông thường.
- Sử dụng kem đánh răng có công dụng kiểm soát cao răng và fluoride.
- Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng nhằm bảo vệ nướu và khoảng trống giữa các răng.
2. Xây dựng lối sống khoa học
- Cai hoặc giảm hút thuốc lá giúp ngăn ngừa các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, cân bằng, hạn chế những thức ăn không lành mạnh, không ăn nhiều đồ ngọt.
- Bổ sung trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu vitamin C.
3. Khám và làm sạch răng miệng chuyên sâu định kỳ
- Điều trị, phòng ngừa các bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể.
- Khám răng định kỳ ít nhất 1 lần/năm nhằm kiểm tra, làm sạch răng miệng, giúp ngăn ngừa túi nha chu phát triển cũng như phát hiện và điều trị các bệnh về răng miệng.
Khám và điều trị túi nha chu tại Nha Khoa Bảo Nha
Khi có các vấn đề về răng miệng và dấu hiệu hình thành túi nha chu, bạn có thể khám để được điều trị kịp thời tại Nha Khoa Bảo Nha.
Trung tâm chăm sóc sức khỏe răng miệng Nha Khoa Bảo Nha quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao trong lĩnh vực chăm sóc và điều trị các bệnh về răng miệng trong đó có việc xử lý túi nha chu.
Ngoài ra, Nha Khoa Bảo Nha còn sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại, giúp bạn yên tâm khi khám và điều trị túi nha chu.
Bài viết đã cung cấp nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị túi nha chu. Bạn cần chú ý chăm sóc, giữ sức khỏe răng miệng và khám định kỳ để hạn chế mắc bệnh viêm quanh quanh răng, viêm nha chu và hình thành túi nha chu.