Trám răng là một phương pháp thường được sử dụng trong chuyên khoa Răng Hàm Mặt, dùng vật liệu nhân tạo để phục hồi những khuyết điểm do sâu răng; mẻ, vỡ, hở kẽ răng,… Các vật liệu trám răng đa dạng, phù hợp với nhu cầu, ngân sách và tình trạng của từng người. Nha khoa Bảo Nha chia sẻ về ưu, nhược điểm của các loại vật liệu trám răng hiện nay.
Các loại vật liệu trám răng được sử dụng phổ biến
Hiện nay, những trường hợp bác sĩ chỉ định trám răng, bao gồm:
- Răng sâu, xuất hiện lỗ hổng trên bề mặt răng.
- Răng nứt, vỡ, mẻ do tác động lực mạnh khi bị tai nạn, ăn nhai thức ăn cứng,…
- Răng thưa, khoảng cách giữa hai răng trên cung hàm xa nhau.
- Mài mòn men răng.
Khi trám răng, các khiếm khuyết trên cung hàm sẽ được khắc phục. Nhờ vậy, chức năng nhai và thẩm mỹ răng được cải thiện rõ rệt.
Các vật liệu trám răng được dùng tại nha khoa bao gồm: GIC, Composite, Amalgam, vàng, kim loại quý, Inlay/Onlay, xi măng nha khoa, Eugenate,…
Vật liệu trám răng Composite
Composite là một trong những loại vật liệu trám răng được ưa chuộng và sử dụng phổ biến. Vật liệu này có màu sắc tự nhiên, giống màu răng thật. Vật liệu trám răng Composite có độ chịu lực khá tốt nên đảm bảo được chức năng nhai cơ bản và độ thẩm mỹ của răng.
Ưu điểm:
- Có tính thẩm mỹ, không có sự khác biệt nhiều giữa vết trám và răng thật.
- An toàn, không tạo ra các phản ứng hóa học trong môi trường khoang miệng.
- Phục hồi chức năng nhai.
- Có khả năng chống mài mòn tốt.
Nhược điểm:
- Độ bền không cao bằng các vật liệu khác.
- Chăm sóc răng miệng không đúng cách làm lớp trám dễ bị đổi màu.
- Chi phí cao so với các vật liệu trám khác.
Vật liệu trám răng GIC
Vật liệu trám răng GIC được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nha khoa. Giống như Composite, vật liệu GIC có màu sắc tự nhiên và phù hợp với những người cần cải thiện khuyết điểm do sâu răng mức độ vừa, răng thưa,…
Ưu điểm:
- Khả năng đồng nhất về màu sắc do vật liệu GIC có thể tạo được màu, phù hợp với tông màu tự nhiên của răng thật.
- Khôi phục khả năng ăn nhai với chi phí hợp lý.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ, khó nhìn bằng mắt thường.
- Độ bám dính cao, không cần dùng chất kết dính khác.
- Chứa flour giúp ngăn ngừa sâu răng, bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại.
Nhược điểm:
Độ bền không cao, dễ vỡ so với vật liệu Composite, không phải là lựa chọn hợp lý cho những bề mặt răng ăn nhai nhiều.
Chất hàn răng Amalgam
Vật liệu hàn răng Amalgam là chất liệu truyền thống có màu trắng bạc. Amalgam có thành phần chì và hỗn hợp một số kim loại khác như bạc, thiếc, đồng,… theo một tỷ lệ phù hợp.
Ưu điểm:
- Lấp đầy những vị trí khiếm khuyết trên răng.
- Ăn nhai hiệu quả vì có độ chịu lực tốt.
- Chi phí hợp lý, khá rẻ.
- Có độ bền cao.
Nhược điểm:
- Thành phần có chứa thủy ngân nên có thể gây dị ứng.
- Không được thẩm mỹ do dễ nhìn thấy vết trám.
- Tác động khá nhiều đến cấu trúc răng.
- Có thể làm cho răng bên cạnh có màu xám bạc.
- Có nguy cơ bị dị ứng.
- Hiện tại Amalgam không còn được cấp phép sử dụng.
Trám răng bằng vàng và kim loại quý
Do vàng và kim loại như bạc, đồng,… có khả năng chịu lực tốt nên có thể dùng làm miếng trám. Do màu sắc các vật liệu này chênh lệch nhiều với men răng nên thường chỉ được bác sĩ khuyến khích sử dụng cho nhóm răng hàm không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cả cung hàm.
Ưu điểm:
- Sử dụng được lâu dài.
- Thoải mái ăn nhai, không gặp bất kỳ sự khó chịu nào.
Nhược điểm:
- Chi phí cao.
- Không đạt tính thẩm mỹ do màu sắc không đồng nhất với răng thật.
Trám răng Inlay/ Onlay với vật liệu sứ
Phương pháp trám sứ Inlay/ Onlay là lựa chọn hiệu quả trong việc phục hình lại hình dáng răng. Trám răng Inlay/ Onlay là cách dùng miếng trám từ vật liệu sứ cao cấp.
Phương pháp trám răng Inlay/ Onlay phù hợp với trường hợp răng bị vỡ, sứt mẻ, thường áp dụng cho các răng hàm.
Phương pháp trám răng Inlay nằm gọn bên trong răng, miếng trám không bao phủ lên múi răng. Với phương pháp trám răng Onlay, miếng trám bao phủ lên múi răng, nằm bên trên răng.
Ưu điểm:
- Đảm bảo tính thẩm mỹ, không thua kém răng thật.
- Có độ chịu lực vượt trội.
- Có độ bám dính tốt đem lại hiệu quả phục hình cho răng lâu dài.
Nhược điểm:
- Chi phí khá cao.
- Quy trình trám răng 2-3 lần mới có thể hoàn tất.
Trám răng bằng xi măng nha khoa
Trám răng bằng xi măng nha khoa là phương pháp trám răng bằng vật liệu xi măng silicat. So với các chất liệu trám răng khác, xi măng silicat có màu sắc giống với răng thật nhất.
Ưu điểm:
- Đảm bảo chức năng nhai như răng thật.
- Trông giống răng thật nên có tính thẩm mỹ cao.
- Một số loại xi măng silicat có chứa flour giúp làm chắc và bảo vệ răng hiệu quả.
- An toàn, không gây hại cho cơ thể.
- Thời gian trám răng ngắn, chỉ khoảng 15-20 phút.
- Chi phí khá thấp, tiết kiệm hơn so với phương pháp trám răng Composite.
- Không bị nhạy cảm, dị ứng với đồ nóng lạnh.
- Không gây ê buốt răng.
Nhược điểm:
- Khả năng chịu lực kém, không chống mòn.
- Dễ tái phát sâu răng.
- Dễ bị đổi màu.
- Độ bền không cao.
Vật liệu trám răng tạm thời Eugenate
Vật liệu trám răng tạm thời Eugenate được sử dụng trong những trường hợp trám tạm giúp điều trị các bệnh răng miệng. Đặc điểm của vật liệu Eugenate là có đặc tính sát khuẩn nhẹ cũng như hỗ trợ làm dịu cơn đau nhức hiệu quả. Hơn thế, vật liệu trám răng tạm thời ít dẫn nhiệt, có thể kích thích tái tạo ngà thứ phát.
Ưu điểm:
- Thời gian tự đông cứng sau khoảng 20 phút.
- Dễ dàng thực hiện.
- Khả năng bám dính khá tốt.
- Ngăn không cho nước bọt thấm vào bên trong.
Nhược điểm:
- Độ chịu lực không cao, dễ vỡ.
- Không sử dụng lâu dài do chỉ mang tính tạm thời.
Nên chọn vật liệu hàn trám răng nào?
Lựa chọn vật liệu hàn trám răng là vô cùng quan trọng, phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Tình trạng cụ thể của người cần trám răng: sâu răng, mất răng.
- Điều kiện kinh tế của người bệnh.
- Cơ sở lựa chọn thực hiện.
- Mỗi loại vật liệu trám răng đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Nếu chỉ sâu răng nhẹ, muốn tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính thẩm mỹ, có thể cân nhắc thực hiện bằng vật liệu trám răng
Tình trạng răng sứt, mẻ, tốt nhất là thực hiện trám Inlay/Onlay. Với những bạn phải trám răng hàm thì nên chọn vật liệu trám có độ chịu lực tốt như: Amalgam, Composite, vàng và kim loại quý,… Vì răng hàm là những răng đảm nhận vai trò chính trong quá trình ăn nhai thường ngày.
Để đảm bảo độ bền, tính thẩm mỹ cho răng thì bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa, bệnh viện uy tín chuyên khoa Răng Hàm Mặt như Nha Khoa Bảo Nha để được khám và tư vấn. Bác sĩ sẽ tư vấn vật liệu trám phù hợp nhất cho bạn sau khi khám.
Lưu ý để duy trì độ bền của vật liệu trám răng
Bạn cần lưu ý sau khi trám răng để duy trì độ bền của vật liệu trám răng:
- Sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch mảng bám, cặn thức ăn ở hàm răng.
- Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm theo chiều dọc hoặc đường tròn, tránh tác động lên miếng trám.
- Trong hai giờ đầu tiên, không nên ăn uống để miếng trám đạt được độ cứng tối ưu.
- Hạn chế ăn những thực phẩm cứng như mía, sườn, sụn, xương,… do đòi hỏi lực nhai lớn.
- Không ăn thực phẩm sẫm màu trong 2-3 ngày đầu tiên, dễ khiến miếng trám đổi màu.
- Khám răng định kỳ để được kiểm tra miếng trám và toàn bộ răng miệng.
Trung tâm chăm sóc răng miệng hàng đầu Nha Khoa Bảo Nha với đội ngũ bác sĩ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại chuẩn y khoa giúp bạn xử lý hiệu quả các vấn đề răng miệng đang gặp phải.
Bài viết đã cung cấp thông tin về vật liệu trám răng qua chia sẻ của Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, Nha Khoa Bảo Nha giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về trám răng, cũng như góc nhìn tổng quan để lựa chọn vật liệu trám răng phù hợp nhất với bản thân.