Trám răng là gì?
Trám răng hay hàn răng là một kỹ thuật trong nha khoa giúp răng phục hồi lại hình dáng gần như ban đầu. Phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu an toàn như Amalgam, Composite, vàng, bạc, đồng… để lấp đầy lỗ sâu trên răng, tạo hình lại vị trí răng sứt mẻ.
Khi nào nên trám răng?
Tuỳ vào tình trạng răng của mỗi người mà khi thăm khám bác sĩ sẽ tư vấn là có nên trám hay không. Trong trường hợp bạn đang gặp phải những bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, chấn thương răng, răng bị bào mòn thì bác sĩ sẽ chỉ định trám răng.
Răng sâu
Sâu răng là một tình trạng không hiếm gặp và thường xuyên xảy ra với cả người lớn và trẻ em. Trong quá trình ăn uống, sinh hoạt, bạn không chăm sóc răng miệng đúng cách thì vi khuẩn sẽ xâm nhập và tàn phá men răng, gây ra tình trạng sâu răng. Những lỗ sâu răng khi được khắc phục kịp thời bằng phương pháp trám răng sẽ giúp cho:
- Răng không còn đau nhức, khó chịu
- Răng được thẩm mỹ hơn
- Không gây ra những biến chứng nghiêm trọng khác
Răng bị chấn thương
Trong một vài trường hợp không mong muốn như tai nạn, ăn các loại thức ăn quá cứng… răng có thể bị gãy vỡ, sứt mẻ. Nếu không can thiệp đúng lúc thì sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khả năng ăn nhai của bệnh nhân. Thậm chí nếu để lâu dài, có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra những nền bệnh khác cho răng miệng.
Răng bị bào mòn
Bắt nguồn từ những thói quen không tốt như: vệ sinh răng không đúng cách, nghiến răng, răng siết chặt… có nguy cơ dẫn đến tình trạng mòn cổ chân răng. Khi răng bị bào mòn thì răng sẽ dễ gặp phải tình trạng ê buốt, nhạy cảm, lõm chén răng… Lúc này, trám răng sẽ giúp bảo vệ tủy răng và ngà răng bên trong.
Lý do nên trám răng khi bị sâu?
Thức ăn thừa bị kẹt lại trên răng sẽ kết hợp với vi khuẩn có hại và gây ra sâu răng. Nếu sâu răng không được điều trị sớm sẽ làm cho vết sâu càng lớn hơn và gây viêm tủy, đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân. Vì vậy, trám răng sớm là điều cần thiết nhất khi răng bị sâu để có thể khắc phục nhanh tình trạng đau nhức. Đặc biệt là ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng có khả năng xảy ra.
Ngoài ra, phương pháp trám răng sâu còn đem đến những lợi ích khác như:
- Ngăn ngừa tình trạng sâu răng, giúp cho hàm răng trở nên đều đẹp và không còn khiếm khuyết.
- Sau khi trám xong sẽ cho hiệu quả ăn nhai tốt hơn, đặc biệt là không gây kích ứng nướu răng hoặc tác dụng phụ nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
- Kỹ thuật trám răng được thực hiện rất nhanh chóng nên phù hợp với tất cả các khách hàng, kể cả những người bận rộn nhất.
- Trám răng sâu nặng hoặc nhẹ có thể giúp răng thật được bảo tồn một cách tốt nhất.
- Nếu so với bọc răng sứ hay các phương pháp phục hình răng khác thì chi phí trám răng rẻ hơn rất nhiều.
>>> Tham khảo thêm:Trám răng là gì? Các trường hợp nào cần phải trám răng?
Có thể thấy, việc trám răng là rất cần thiết đối với những chiếc răng đang bị sâu. Phương pháp này ngoài việc giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng lan rộng thì còn giúp bạn tránh được những cơn đau nhức và khó chịu về sau.
Trám răng có đau không?
Trong suốt quá trình trám răng hầu như người bệnh sẽ không cảm nhận được đau nhức hay khó chịu do trước đó bác sĩ đã tiến hành gây tê tại chổ. Do đó, trong suốt quá trình tạo hình và đưa vật liệu trám vào hầu như sẽ không gây cảm giác đau cho người bệnh. Tuy nhiên, khi thuốc tê hết tác dụng người bệnh có thể sẽ bắt đầu có cảm giác đau nhức nhẹ, tuy nhiên không đáng kể.
Bên cạnh đó, việc trám răng có đau không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: tay nghề của bác sĩ, tình trạng răng cần trám, chất liệu trám… Nếu bạn lựa chọn địa chỉ nha khoa chất lượng thì tỉ lệ đau khi trám răng sẽ rất thấp.
Tuy nhiên trong trường hợp răng cần trám ảnh hưởng đến vùng tủy thì trước khi bác sĩ thực hiện trám răng thì sẽ tiến hành điều trị tủy cho người bệnh. Khi điều trị tủy thì người bệnh sẽ có cảm giác hơi ê buốt nhẹ hoặc khó chịu. Song bác sĩ sẽ tiêm tê cục bộ để hạn chế cảm giác đau nhức ở mức tối đa.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc trám răng sâu có đau không?
Theo chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa, trám răng sâu có đau không sẽ tùy thuộc vào:
Tình trạng tổn thương của răng
Nếu răng đang trong tình trạng tổn thương nghiêm trọng ăn sâu vào tủy thì quá trình thực hiện trám răng sẽ có thể khiến cho bạn cảm thấy hơi đau nhức. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng hay áp lực vì mức độ đau nhức sẽ nằm ở mức có thể chịu được. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể thực hiện gây tê để giảm cơn đau.
Cơ địa từng người
Mức độ chịu đau của từng bệnh nhân sẽ khác nhau nên trám răng sâu có thể đau với bệnh nhân này nhưng sẽ không quá đau với bệnh nhân khác. Đối với những bạn có cơ địa nhạy cảm, thì một động tác nhẹ cũng có thể khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu và ngược lại.
Vật liệu hàn trám
Một yếu tố quyết định quan trọng trong việc trám răng sâu có gây đau đớn không đó chính là vật liệu trám răng. Nếu vật liệu trám răng được sử dụng có chất lượng đảm bảo thì sẽ giúp độ bền của miếng trám tốt hơn đồng thời làm người bệnh thấy thoải mái hơn.
Cơ sở nha khoa thực hiện
Trên thực tế, trám răng sâu có đau không cũng sẽ phụ thuộc một phần vào tay nghề của bác sĩ, máy móc thiết bị và công nghệ điều trị tại nha khoa. Khi bác sĩ có tay nghề tốt và dày dặn kinh nghiệm thì có thể dễ dàng kiểm soát và hạn chế những cơn ê buốt (thường xảy ra với cơ địa nhạy cảm). Vì thế, lựa chọn đúng nha khoa trám răng sâu là một vấn đề quan trọng vừa đảm bảo chất lượng mà vừa hạn chế cơn đau.
>>> Xem thêm: Nên chọn phương pháp trám răng thẩm mỹ nào? Ưu nhược điểm của từng loại ra sao?
Những lưu ý cần biết sau khi trám răng
Để quá trình hồi phục sau khi hàn trám răng diễn ra nhanh và thuận lợi, bạn cần lưu ý một số thông tin như:
- Khoảng 2 tiếng đầu bạn cần kiêng ăn uống để miếng trám được đông và cố định. Sau đó, nên ưu tiên ăn những thực phẩm mềm, mịn, mát và ít tinh bột. Điều này sẽ giúp cho miếng trám và răng có sự thích nghi tốt hơn.
- Tránh dùng những vật nhọn như tăm hay vật cứng để xỉa răng đã hàn vì dễ có nguy cơ làm bong, vỡ miếng hàn.
- Trong những ngày đầu, bạn cần hạn chế thực hiện những hoạt động mạnh để không làm ảnh hưởng tới răng. Quá trình hoạt động mạnh có thể làm cho miếng trám bị bong hoặc lệch.
- Theo dõi tình trạng sau khi trám răng, nếu có biểu hiện bất thường, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để điều trị kịp thời.
- Nên có một chế độ chăm sóc răng miệng khoa học và vệ sinh đúng cách. Khi đánh răng, bạn hãy thực hiện thao tác nhẹ nhàng, dùng bàn chải lông mềm để vệ sinh răng.
- Tái khám răng theo lịch hẹn của nha khoa.
Dịch vụ trám răng sâu an toàn tại Nha Khoa Bảo Nha
Nha Khoa Bảo Nha là một địa chỉ nổi tiếng trong việc trong việc điều trị trám răng sâu hay các vấn đề về răng miệng khác được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Điều này đã được kiểm chứng khi hàng nghìn khách hàng đã điều trị thành công tại nha khoa. Bên cạnh đó, Nha Khoa Bảo Nha còn sở hữu:
- Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm với nghề và luôn cập nhật những phương pháp điều trị hiện đại nhất.
- Trang thiết bị hiện đại, đảm bảo quy trình trám răng sâu diễn ra chính xác và an toàn.
- Vật liệu trám răng chất lượng, phù hợp với người bệnh.
- Đội ngũ nhân sự chăm sóc khách hàng tận tình, luôn hỗ trợ khách hàng nhiệt tình, nhanh chóng và kịp thời.
- Chi phí trám răng sâu hợp lý, minh bạch phù hợp với ngân sách của khách hàng.
Nhìn chung, trám răng có đau không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là chọn được địa chỉ nha khoa uy tín. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc trám răng sâu. Đừng quên liên hệ Nha Khoa Bảo Nha nếu bạn cần tư vấn thêm về dịch vụ trám răng cũng như đặt lịch khám răng định kỳ nhé.