I. GIẢI PHẪU, SINH LÍ XOANG HÀM

Xoang hàm nằm trong hệ thống các xoang cạnh mũi bao gồm: xoang trán, xoang sàn, xoang bướm và xoang hàm, trong bài này xin giới thiệu cấu trúc giải phẫu, sinh lí của xoang hàm.

1.1. Giải phẫu

Cho đến khi mọc răng vĩnh viễn kích thước xoang không đáng kể. Thể tích buồng khí phát triển hoàn toàn ở cuối sự phát triển, khoảng 12.15cm3 ở người trưởng thành. 

 

                                                                                           Hình 1: Hình ảnh 3 chiều các xoang cận mũi                         Hình 2: Các xương của sọ 

                                                                                                     Hình 3 Thiết đồ đứng qua xoang hàm                                Hình 4: Thiết đồ đứng dọc qua xoang

 

1.2 Sinh lí xoang hàm

- Trong sinh lí khỏe mạnh của xoang, biểu mô hô hấp trụ có lông chuyển thực hiện chức năng vận chuyển dịch như mủ hay dịch nhầy để thải ra ngoài qua lỗ tự nhiên nằm ở ngách mũi giữa. 

1.3 Mạch máu cung cấp xoang hàm:

- Xuất phát từ động mạch cảnh ngoài có 6 nhánh bên và 2 nhánh tận là động mạch thái dương nông và động mạch hàm trên

- Động mạch ổ răng trên sau: đường kính ngoài trung bình, chia 2 nhánh: nhánh nướu và nhánh răng

- Động mạch dưới ổ mắt: 77% trường hợp xuất phát từ động mạch hàm trên và 33% trường hợp từ thân chung với động mạch ổ răng trên sau

1.4 Dẫn lưu xoang

• Xoang bướm

• Xoang hàm trên

• Xoang sàn

• Cấu trúc quan trọng khác là các đơn vị ngách xương , nó cho phép lưu thông giữa các xoang và bao gồm lỗ tự nhiên của mỗi xoang. 

Tĩnh mạch dẫn lưu:

• Phía trước

• Phía sau

• Tại hố dưới thái dương tĩnh mạch hàm trên nối với đám rối tĩnh mạch bướm, đám rối này chuyển hướng nối với màng mão cứng thông qua nền sọ. 

1.5 Chức năng xoang

Chức năng của xoang hàm không được hiểu một cách rõ ràng. Tuy có thể làm tăng thêm sự cộng hưởng của giọng nói, chức năng ngửi, sưởi ấm và làm ẩm ướt không khí khi hít vào

II. PHÂN LOẠI VÀ CHỌN LỰA KĨ THUẬT NÂNG XOANG

Phân loại theo vị trí vào xoang có 2 phương pháp:

- Phương pháp nâng xoang kín 

- Phương pháp nâng xoang hở 

Phân loại theo thời điểm đặt implant:

- Kỹ thuật 1 thì (One stage technique)

- Kỹ thuật 2 thì (Two stage technique)

III. VẬT LIỆU GHÉP

Vật liệu ghép tự thân được xem là tiêu chuẩn vàng do duy trì được khả năng sống của tế bào và khả năng tạo xương. Do vậy giảm được thời gian chờ sự trưởng thành của xương ghép.

  

 

IV. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

• Viêm xoang do virus, vi khuẩn, vi nấm, viêm xoang do dị ứng, viêm xoang gây nên bởi vật lạ trong xoang, viêm xoang có nguồn gốc từ nhiễm trùng do răng.

• Bướu của phức hợp mũi hàm trên như là: u nhú, schwannomas, u xương, polyp, hay các nang nhầy.

• Dị dạng trầm trọng xoang hàm không thể hồi phục

• Niêm mạc xoang giảm chức năng hay bị sẹo do chấn thương hay phẫu thuật trước đó.

• Biểu hiện của bệnh u hạt hệ thống như bệnh u hạt độc đường giữa.

V. BIẾN CHỨNG 

Biến chứng trong quá trình nâng xoang có thể chia làm 3 giai đoạn: biến chứng trong phẫu thuật, biến chứng sớm sau phẫu thuật và biến chứng muộn sau phẫu thuật .