- Ghép xương là một trong những kĩ thuật hỗ trợ cấy ghép Implant nhằm phục hồi xương đã mất do bị nha chu viêm, mất răng lâu ngày, chấn thương hay mất xương do sử dụng hàm giả, trong đó mất răng lâu ngày là nguyên nhân thường gặp nhất. Vậy khi nào cần ghép xương để cấy implant nha khoa để đạt được chất lượng răng implant tốt?
Hậu quả của việc mất răng
- Mất răng gây khó khăn trong việc ăn nhai
- Mất răng lâu ngày dẫn đến xương hàm bị thoái hóa, làm cho bạn có thể bị lão hóa sớm
- Mất răng ảnh hưởng đến các răng còn lại, cũng ảnh hưởng đến xoang hàm
- Ở một số người còn có biểu hiện đau đầu do mất răng
Khi bị mất răng, phục hình bằng Implant là một lựa chọn tối ưu nhưng khi chiều dài và chiều rộng xương hàm không đáp ứng được lực cần thiết để nâng đỡ Implant thì bắt buộc phải tiến hành ghép xương.
Vật liệu ghép xương
- Ghép xương sinh học xương được lấy ra từ một phần khác của chính cơ thể bệnh nhân ghép vào nơi thiếu xương.
- Ghép xương nhân tạo là một dạng xương sinh học được ghép vào nơi cần cắm Implant. Kiểu ghép xương này cũng rất hiệu quả và an toàn.
Kĩ thuật ghép xương
- Có các kĩ thuật ghép xương chính là ghép xương khối, ghép xương bột hoặc nẻ xương, nong xương.
- Khi cấy ghép xương nhân tạo: xương nhân tạo được cấy ghép vào khoảng thiếu xương, tạo khoảng trống cho xương sinh học phát triển, sau đó xương nhân tạo này sẽ tự tiêu tan. Trong đó, cứ 1 tháng, xương sinh học sẽ phát triển thêm 1mm nên phải cần 6 tháng xương mới phát triển đến mức cần thiết cho cấy ghép Implant và cần thêm 3 đến 6 tháng nữa mới làm phục hình trên Implant. Trong trường hợp thiếu xương ít có thể cấy ghép Implant và ghép xương cùng một lúc, 6 tháng sau mới làm phục hình.