2. Bệnh sâu răng Ở người lớn tuổi, sâu chân răng thường đi kèm với tụt nướu do bệnh nah chu và tình trạng khô miệng. Nguyên nhân bệnh sâu răng: do vi khuẩn tác động lên thực phẩm (chủ yếu là chất bột đường), tạo ra acid phá hủy cấu trúc răng tạo ra lỗ trên bề mặt gọi là sâu răng.
3. Bệnh nha chu Bệnh nha chu là vấn đề lớn đối với sức khỏe răng miệng của người cao tuổi. Nếu không có sự can thiệp đúng lúc sẽ dẫn đến sự tiêu xương, tiêu dây chằng xung quanh răng, lung lay răng và cuối cùng là mất răng. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nha chu và mức độ trầm trọng của bệnh nha chu tăng theo tuổi.
4. Bệnh loạn năng thái dương hàm Tình tạng biến đổi thoái hóa, viêm xương - khớp, mất răng lâu ngày không được phục hồi là nguyên nhân phổ biến gây nên những tổn thương trên diện hớp và đĩa khớp dẫn đến tình trạng loạn năng thái dương hàm.
Triệu chứng: đau vùng khớp thái dương hàm, mỏi hàm, cử động hàm dưới bị giới hạn (khó há miệng), có tiếng kêu ở khớp.
5. Khô miệng Quá trình tích tuổi làm thay đổi tuyến nước bọt, nước bọt nhầy và quánh hơn, dễ tạo mảng bám, tạo mọi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.
Nguyên nhân: giảm tiết nước bọt do tiểu đường, viêm thần kinh, thiếu máu ác tính, do thuốc, do thoái hóa mô, do xạ trị vùng đầu, mặt,... Thiếu nước bọt làm cho môi nóng bỏng, lưỡi nứt, niêm mạc miệng khô, dày trắng và hôi, làm lưu giữ thức an, nhai nuốt khó khăn vì nước bọt rất cần thiết để làm trơn và đóng viên thức ăn.
6. Mòn răng và ê buốt răng Nguyên nhân Sinh lí: thời gian sử dụng
Thực phẩm: nhiều chất xơ và acid
Chải răng không đúng phương pháp Nghiến răng Hậu quả Đau khớp, gãy răng, đau khớp thái dương hàm, khó ăn nhai
7. Ung thư miệng 50% ung thư miệng di căn khi phát hiện nên tỉ lệ sống sót thấp. Yếu tố, nguy cơ: thuốc lá, ăn trầu, uống rượu. 60% ung thư miệng liên quan đến ăn trầu và uống rượu. Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi Dù còn hay mất răng, người cao tuổi cũng nên đi khám răng định kỳ 3-6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nếu có. Răng miệng là cửa ngõ của bộ máy tiêu hóa, nếu không được chăm sóc tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Đặc biệt, các bệnh về lợi ở người già có thể dẫn đến ung thư niêm mạc miệng.Để chăm sóc răng miệng, người
Cao tuổi cần lưu ý các vấn đề sau:
1. Dinh dưỡng hợp lý: Các loại rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin cho cơ thể nói chung, cho răng và lợi nói riêng; chúng cũng có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn. Nên ăn trái cây tươi thay cho bánh ngọt (dẻo, dính, dễ bám và làm sâu răng). Chỉ nên ăn bánh ngọt vào bữa chính và đánh răng ngay sau đó. Thời điểm ăn trái cây tươi tốt nhất là trước bữa ăn chính 1 tiếng đồng hồ, vì chúng là đồ ăn sống. Việc ăn đồ sống trước khi ăn đồ chín sẽ giúp tránh các phản ứng tăng bạch cầu, bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Người cao tuổi thường ăn ít và ăn làm nhiều bữa. Sau mỗi lần ăn, phải súc miệng và chải răng ngay, không để thức ăn lưu lại trên răng và lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men, tạo ra chất axit phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng. Nên ăn đủ các chất: đạm (thịt, trứng, tôm, cua, sữa, đậu phụ), béo (dầu thực vật; hạn chế tối đa ăn mỡ và phủ tạng động vật), vitamin (trái cây), muối khoáng.
2. Phòng bệnh nha chu: Mảng bám vi khuẩn (do thức ăn thừa, khói thuốc lá gây nên) là nguyên nhân gây bệnh nha chu. Nếu không chải răng kỹ, mảng bám sẽ dày dần và gây viêm lợi. Triệu chứng đầu tiên của bệnh nha chu là có vôi bám ở cổ răng, kích thích gây viêm lợi. Tuy răng còn nguyên nhưng các mô và màng đỡ quanh chân răng (như lợi, xương, men gốc răng, dây chằng) đã bị phá hủy. Răng không còn điểm tựa vững chắc nên từ từ lung lay và thưa dần; bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như sưng lợi, lợi túi mủ chứa nhiều vi khuẩn, miệng hôi. Để phòng bệnh nha chu, cần giữ vệ sinh răng miệng, ăn những thức ăn mềm.
3. Làm răng giả nếu mất răng: Dù bị mất răng do bất cứ lý do gì, người cao tuổi cũng nên đến nha sĩ để khám và phục hình răng sau đó 1 tháng. Nếu để lâu ngày, răng sẽ bị xô lệch, làm mất khoảng trống của răng đã mất, đồng thời gây xáo trộn khớp cắn, khó chải sạch răng. Khi đã có răng giả, nên giữ vệ sinh thật kỹ, chải răng hằng ngày như răng thật. Nếu dùng răng giả kiểu tháo lắp, nên tháo ra lúc nghỉ ngơi hoặc đi ngủ để niêm mạc ở hàm giả được thoáng, máu lưu thông dễ dàng. Hàm giả tháo ra nên được chùi rửa sạch sẽ, ngâm vào một ly nước nguội có nắp đậy.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi Dù còn hay mất răng, người cao tuổi cũng nên đi khám răng định kỳ 3-6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nếu có. Răng miệng là cửa ngõ của bộ máy tiêu hóa, nếu không được chăm sóc tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Đặc biệt, các bệnh về lợi ở người già có thể dẫn đến ung thư niêm mạc miệng.Để chăm sóc răng miệng, người cao tuổi cần lưu ý các vấn đề sau:
1. Dinh dưỡng hợp lý: Các loại rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin cho cơ thể nói chung, cho răng và lợi nói riêng; chúng cũng có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn. Nên ăn trái cây tươi thay cho bánh ngọt (dẻo, dính, dễ bám và làm sâu răng). Chỉ nên ăn bánh ngọt vào bữa chính và đánh răng ngay sau đó. Thời điểm ăn trái cây tươi tốt nhất là trước bữa ăn chính 1 tiếng đồng hồ, vì chúng là đồ ăn sống. Việc ăn đồ sống trước khi ăn đồ chín sẽ giúp tránh các phản ứng tăng bạch cầu, bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Người cao tuổi thường ăn ít và ăn làm nhiều bữa. Sau mỗi lần ăn, phải súc miệng và chải răng ngay, không để thức ăn lưu lại trên răng và lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men, tạo ra chất axit phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng. Nên ăn đủ các chất: đạm (thịt, trứng, tôm, cua, sữa, đậu phụ), béo (dầu thực vật; hạn chế tối đa ăn mỡ và phủ tạng động vật), vitamin (trái cây), muối khoáng.
2. Phòng bệnh nha chu: Mảng bám vi khuẩn (do thức ăn thừa, khói thuốc lá gây nên) là nguyên nhân gây bệnh nha chu. Nếu không chải răng kỹ, mảng bám sẽ dày dần và gây viêm lợi. Triệu chứng đầu tiên của bệnh nha chu là có vôi bám ở cổ răng, kích thích gây viêm lợi. Tuy răng còn nguyên nhưng các mô và màng đỡ quanh chân răng (như lợi, xương, men gốc răng, dây chằng) đã bị phá hủy. Răng không còn điểm tựa vững chắc nên từ từ lung lay và thưa dần; bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như sưng lợi, lợi túi mủ chứa nhiều vi khuẩn, miệng hôi. Để phòng bệnh nha chu, cần giữ vệ sinh răng miệng, ăn những thức ăn mềm.
3. Làm răng giả nếu mất răng: Dù bị mất răng do bất cứ lý do gì, người cao tuổi cũng nên đến nha sĩ để khám và phục hình răng sau đó 1 tháng. Nếu để lâu ngày, răng sẽ bị xô lệch, làm mất khoảng trống của răng đã mất, đồng thời gây xáo trộn khớp cắn, khó chải sạch răng. Khi đã có răng giả, nên giữ vệ sinh thật kỹ, chải răng hằng ngày như răng thật. Nếu dùng răng giả kiểu tháo lắp, nên tháo ra lúc nghỉ ngơi hoặc đi ngủ để niêm mạc ở hàm giả được thoáng, máu lưu thông dễ dàng. Hàm giả tháo ra nên được chùi rửa sạch sẽ, ngâm vào một ly nước nguội có nắp đậy.
|